Ốm nghén – Tín hiệu báo thai kỳ khỏe mạnh

Ốm nghén – Tín hiệu báo thai kỳ khỏe mạnh

“Mẹ nghén con có khoẻ không?” – Đây chắn hẳn là câu hỏi mà bất kỳ Mẹ Bầu nào cũng sẽ thắc mắc khi lần đầu ốm nghén. Trạng thái ốm nghén khiến Mẹ Bầu cảm giác mệt mỏi, khó chịu và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của Mẹ. Nhưng thật kỳ diệu, Mẹ biết không: Nghén không những không tác động xấu đến thai nhi, mà đây còn là một dấu hiệu tốt và thể hiện bé đang phát triển khoẻ mạnh. Cùng tìm hiểu ngay những lời giải đáp khoa học và thực tế cho câu hỏi “Mẹ nghén con có khoẻ không?” này nhé!

 

Ốm nghén là tình trạng phổ biến

Hơn 70% phụ nữ mang thai bị nghén với các triệu chứng phổ biến như buồn nôn, ói, ăn không ngon miệng,… Nghén thường xảy ra vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, thông thường sẽ bắt đầu xuất hiện từ trước tuần thai thứ 9 và kết thúc trước tuần thai 12-14 của thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc, các giai đoạn tiếp theo của thai kỳ Mẹ chắc chắn sẽ không bị nghén, vẫn có những trường hợp Mẹ ốm nghén đến vài tháng tiếp theo hoặc trong suốt thai kỳ. Do đó, Mẹ hãy sẵn sàng tâm lý để luôn giữ tinh thần thoải mái và chuẩn bị chu đáo cho hành trình mang thai của mình, bất kể Mẹ có bị nghén hay không.

 

Ốm nghén không tác động vật lý đến thai nhi

Nhiều Mẹ Bầu còn lo lắng về việc buồn nôn và ói có thể tác động xấu đến thai nhi trong bụng. Việc buồn nôn và ói có thể gây căng cơ bụng, gây đau và nhức cục bộ, nhưng Mẹ Bầu có thể yên tâm rằng: cơ chế vật lý của việc buồn nôn và ói không gây hại cho bé vì bé đã được bảo vệ hoàn hảo bên trong túi nước ối.

 

Ốm nghén là dấu hiệu tích cực

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: nghén là một dấu hiệu tích cực thể hiện một thai kỳ khỏe mạnh. ThS. Bs. Phan Diễm Đoan Ngọc – Bệnh viện Từ Dũ đã khẳng định: “Nghén thường không ảnh hưởng đến thai nhi và không cho thấy là em bé bị nguy hiểm. Ngược lại nghén cho thấy thai đang phát triển tốt, bánh nhau tăng tiết một số nội tiết tố như BhCG, estrogen vào máu Mẹ và làm Mẹ bị nghén.”

Cũng theo nghiên cứu của Tiến sĩ Stefanie N. Hinkle công bố năm 2016, kết quả phân tích dữ liệu cho thấy những Mẹ bị nghén có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn 50-70% so với những Mẹ không bị nghén. Tiến sĩ Stefanie N. Hinkle cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá các triệu chứng từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, ngay sau khi thụ thai và khẳng định rằng có một sự bảo vệ liên quan giữa buồn nôn và ói với nguy cơ sẩy thai thấp ở phụ nữ mang thai.”  Như vậy, ốm nghén được coi là một tín hiệu tích cực cho thai kỳ khỏe mạnh và có cơ chế bảo vệ tự nhiên đối với thai nhi.

 

Ốm nghén và một số phương pháp xoa dịu

Mặc dù ốm nghén có những lợi ích nhất định đối với thai nhi, tuy nhiên, việc nghén nặng, buồn nôn và nôn nhiều có thể khiến Mẹ mệt mỏi, gây mất nước, mất cân bằng điện giải, hoặc việc Mẹ chán ăn có thể dẫn đến thiếu dưỡng chất cho bé,… Do đó, việc kiểm soát ốm nghén là rất quan trọng.

Không có bất kỳ biện pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng nghén, tuy nhiên, Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm tình trạng nghén và giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn:

Những việc nên làm:

  • Chia nhỏ bữa ăn và không ăn quá no. Thay vì ăn no ở 3 bữa chính, Mẹ hãy ăn vừa phải và bổ sung thêm nhiều bữa ăn phụ: bữa xế, bữa chiều,… vì việc Mẹ quá đói hoặc quá no đều có thể gây buồn nôn.

  • Ăn một vài chiếc bánh quy trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng. Đây sẽ là một gợi ý tuyệt vời giúp Mẹ giảm tình trạng nghén.

  • Sử dụng các thức uống hoặc thực phẩm có chứa gừng như trà gừng, kẹo gừng,… 

  • Uống càng nhiều càng tốt. Nước chanh, nước hoa quả pha loãng, trà xanh,… là những loại thức uống hiệu quả giúp Mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Trong trường hợp các loại nước trên cũng không thể giúp Mẹ dễ chịu hơn, Mẹ có thể thử ngậm đá viên, hoặc uống một ít nước lạnh. Tốt nhất, Mẹ nên uống nước 30 phút trước hoặc sau khi ăn bữa ăn đặc để đảm bảo dạ dày không quá đầy sau khi ăn. 

  • Việc bổ sung Vitamin B6 với hàm lượng thích hợp có thể hữu ích trong việc giảm tình trạng nghén.

  • Mặc quần áo rộng rãi, không ôm bụng.

  • Đảm bảo không gian thoải mái, thông thoáng, dễ chịu.

  • Nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức.

  • Cân nhắc bấm huyệt hoặc châm cứu ở cổ tay để giảm cảm giác buồn nôn.

Những việc không nên làm:

  • Tránh các tác nhân có thể khiến Mẹ tăng cảm giác buồn nôn như thực phẩm có mùi nồng; thức ăn cay, nóng; thức ăn nhiều đường;…

  • Tránh cơ thể mệt mỏi quá mức.

  • Không nằm ngay ngay sau khi ăn.

  • Không bỏ bữa.

Không để tình trạng ốm nghén trở nặng:

Ốm nghén quá mức thật sự sẽ không tốt cho tình trạng sức khoẻ và tâm lý của Mẹ. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời nếu Mẹ có một trong các tình trạng sau:

  • Cơ thể suy kiệt và sút cân (Mẹ giảm trên 5% cân nặng).

  • Nôn ra máu (máu có màu đỏ hoặc đen).

  • Sinh hoạt hằng ngày không thể diễn ra bình thường.

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy.

 

Thay cho lời kết

Như vậy, Mẹ đã có đáp án chính xác cho câu hỏi “Mẹ nghén con có khoẻ không?” rồi đúng không? Ốm nghén thật sự là một dấu hiệu tích cực cho thai kỳ, tuy nhiên, Mẹ cần hiểu đúng và có biện pháp kiểm soát phù hợp để giúp thai kỳ luôn khỏe mạnh và thoải mái nhất. 

 

Anmum Materna được bổ sung Vitamin B6 với hàm lượng hợp lý giúp giảm tình trạng nghén; đồng thời, cung cấp trọn vẹn các dưỡng chất thiết yếu giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ ngay từ trong bụng Mẹ. Hãy tiếp tục duy trì thói quen uống 2 ly sữa Anmum Materna mỗi ngày để giúp hành trình mang thai của Mẹ thêm phần suôn sẻ và dễ chịu nhé!

 

Nguồn: 

  1. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/nghen-va-loi-khuyen-cua-bac-si/

  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/symptoms-causes/syc-20375254

  3. https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/2553283

  4. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-morning-sickness

  5. https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/morning-sickness-during-pregnancy-70943

  6. https://health.clevelandclinic.org/pregnant-with-morning-sickness-9-myths-truths/

  7. http://hosrem.org.vn/detailNews/thongtin/3844

  8. https://www.medicalnewstoday.com/articles/37757#tips