Mẹ tăng cân, con thiếu chất vì những lầm tưởng - Ăn gì để vào con không vào mẹ?

Mẹ tăng cân, con thiếu chất vì những lầm tưởng - Ăn gì để vào con không vào mẹ?

Thật tuyệt vời khi một người phụ nữ nhận được thiên chức của mình là làm mẹ! Khi mang thai, bên cạnh cảm giác vui sướng khi “nhóc tì” trong bụng của Mẹ đang ngày một lớn dần theo thời gian thì còn có nhiều mối lo âu và khó nhằn cho các Mẹ bầu, trong đó có tình trạng: Mẹ tăng cân nhưng con vẫn thiếu chất do những lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng thai kỳ. Tìm hiểu ngay bài viết để gỡ bỏ những lầm tưởng, giúp Mẹ bầu có chế độ ăn phù hợp để làm sao vừa đảm bảo được cân nặng cho Mẹ vừa đáp ứng đủ dưỡng chất cho Bé.

 

Một số lầm tưởng về chế độ ăn cho Mẹ bầu

Không cần phải ăn cho cả hai người

Có một số ý kiến cho rằng: Mẹ bầu cần ăn thật nhiều, ăn gấp đôi bình thường vì Mẹ phải ăn cho cả Mẹ và Bé, như vậy Mẹ bầu mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai để Mẹ khoẻ mạnh, Bé phát triển tốt. 

Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: Việc ăn quá nhiều chưa chắc đã tốt cho thai nhi nếu Mẹ không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng thời kỳ. Vì trong mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ cần những dưỡng chất khác nhau để có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nếu Mẹ bổ sung dưỡng chất không hợp lý thì kết quả chỉ có Mẹ tăng cân nhưng Bé trong bụng thì không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng mà Mẹ đã hấp thụ.

Chia nhỏ các bữa ăn nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng: Thay vì ăn một ngày 3 bữa chính như thông thường, Mẹ bầu nên chia thành 5-6 bữa nhỏ, bao gồm: Bữa ăn sáng, bữa phụ sáng, bữa ăn trưa, bữa phụ chiều, bữa ăn tối, bữa phụ đêm. Việc chia nhỏ như vậy giúp Mẹ bầu nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả Mẹ và Bé, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa, bớt ốm nghén.

Tuy nhiên, lời khuyên này không có nghĩa là Mẹ nên tăng lượng độ ăn vặt hằng ngày. Thực tế, Mẹ bầu cần cắt giảm các loại đồ ăn vặt như:

  • Đồ ngọt, giàu chất béo, bao gồm: bánh ngọt, nước ngọt, kem,… 

  • Các loại thức ăn nhanh.

Vì các loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều đường, cholesterol khiến Mẹ tăng cân vù vù nhưng lại không bổ sung được những dưỡng chất cần thiết cho Bé. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa cũng có thể khiến Mẹ tăng lượng cholesterol trong máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Mẹ. 

 

Mẹ bầu cần ăn gì để vào con không vào Mẹ?

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất:

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, Mẹ bầu cần ưu tiên thực phẩm chứa nhiều tinh bột để đáp ứng được nhu cầu năng lượng trong giai đoạn mang thai. Đồng thời, Mẹ bầu cũng cần đảm bảo đầy đủ nguồn đạm, cùng vitamin và các nguyên tố vi lượng thiết yếu như là Acid Folic, Sắt, Kẽm… Đặc biệt, Acid Folic có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, và cần được bổ sung ngay từ giai đoạn dự định có con và suốt trong giai đoạn mang thai. 

Trong giai đoạn này, những thực phẩm Mẹ bầu nên bổ sung gồm có:

  • Trứng.

  • Sữa bầu có thể cung cấp cả 2 dưỡng chất DHA và GA

  • Cá hồi.

  • Thịt nạc.

  • Ngũ cốc nguyên cám.

  • Các loại rau xanh đậm như: bina, rau muống, súp lơ xanh,…

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai:

Ở giai đoạn này, lời khuyên của các chuyên gia dành cho Mẹ bầu là ăn nhiều thức ăn có chứa Canxi và Sắt. Ngoài ra, Mẹ bầu cũng có thể uống thuốc bổ hoặc Vitamin tổng hợp để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, đồng thời, Mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ tinh bột và đồ ngọt.

Trong thời gian này, nếu Mẹ bầu ăn nhiều loại bánh kẹo ngọt thì sẽ dễ tăng cân quá mức mà Bé thì vẫn không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Để thai nhi tăng cân đều và đạt chuẩn trong 3 tháng giữa, Mẹ bầu ưu tiên các loại thực phẩm sau:

  • Sữa bầu có thể cung cấp được dưỡng chất Probiotic DR10.

  • Trứng gà.

  • Sữa chua.

  • Ngũ cốc.

  • Các loại rau củ đa màu sắc.

  • Trái cây cung cấp chất xơ.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba:

Đây là giai đoạn thai nhi tăng cân nhiều nhất, do đó, Mẹ bầu cần tăng cường tiêu thụ tinh bột và có thể uống thêm sữa để giúp Bé phát triển tốt nhất. Trung bình mỗi ngày Mẹ bầu nên ăn 2 chén cơm và uống 2-3 ly sữa. Để các dưỡng chất vào con mà không vào Mẹ, Mẹ bầu cần phải uống nhiều nước, bổ sung hoa quả để hạn chế nguy cơ bị phù nề thường xảy ra trong những tháng cuối.

Trong giai đoạn này, Mẹ bầu nên tăng cường các loại thực phẩm sau:

  • Sữa bầu có thể cung cấp được cả 2 dưỡng chất DHA + GA.

  • Trứng gà.

  • Trứng vịt lộn (từ 2 đến 3 trứng/ tuần).

  • Thịt nạc.

  • Rau xanh và trái cây.

  • Các loại đậu.

 

Đừng quên duy trì những thói quen giúp kiểm soát cân nặng!

Bên cạnh việc hình thành chế độ ăn uống thông minh và khoa học để Bé có thể hấp thụ hiệu quả các dưỡng chất từ Mẹ bầu, các Mẹ cũng đừng quên hình thành và duy trì các thói quen tốt như:

  • Ăn chậm nhai kỹ, hạn chế ăn vặt.

  • Chia 3 bữa chính hằng ngày thành 5-6 bữa nhỏ.

  • Không gấp đôi khẩu phần ăn thông thường.

  • Vận động nhẹ nhàng.

Ngoài việc giúp Mẹ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, các thói quen này sẽ giúp Mẹ bầu dễ dàng kiểm soát được cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều và quá nhanh – vì việc này vừa không tốt cho sức khỏe, lại làm cơ thể Mẹ không phản ứng kịp khiến da giãn quá nhanh gây mất khả năng đàn hồi, dẫn đến rạn da, chảy xệ sau sinh.

 

Bên cạnh đó, các Mẹ bầu hãy nhớ bổ sung cho mình 2 ly Anmum mỗi ngày nhé! Với vị sữa dễ uống cùng hàm lượng chất béo thấp, nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về dinh dưỡng cho Mẹ và Bé, Anmum chính là thực phẩm cần thiết mỗi ngày giúp Mẹ vừa kiểm soát được cân nặng vừa để dưỡng chất vào con không vào Mẹ.

 

Nguồn:

  1. https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/healthy-pregnancy-diet/

  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4064785/

  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235235/

  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6115730/

  5. https://vn.theasianparent.com/bi-quyet-bau-an-vao-con-thay-vi-vao-me

  6. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/me-bau-an-gi-cho-con-khoe-me-dep/