Các hoạt động đường ruột ở bé sơ sinh

Cha mẹ nào cũng có những hiểu biết căn bản về tình trạng phân của bé. Đó gần như là phần việc bắt buộc khi bắt đầu sinh và nuôi con. Quá trình tìm hiểu những thông tin này giúp ích rất nhiều cho quá trình nuôi con.

Hoạt động đường ruột giai đoạn vài tuần tuổi

Cha mẹ nào cũng có những hiểu biết căn bản về tình trạng phân của bé. Đó gần như là phần việc bắt buộc khi bắt đầu sinh và nuôi con. Quá trình tìm hiểu những thông tin này giúp ích rất nhiều cho quá trình nuôi con.

Những điều chỉ có trong vài tuần đầu tiên

Phân của bé sẽ thay đổi rất nhiều trong suốt giai đoạn đầu và có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bé đang rất tốt. Lần đi ngoài đầu tiên sau sinh cho ra phân su (meconium) có màu xanh đen và đặc sệt. Trong 24-48 giờ tiếp theo, phân sẽ chuyển sang màu nâu và sau 3-4 ngày, nó sẽ đổi thành màu vàng lỏng. Quá trình này diễn ra hết sức bình thường khi bé bú mẹ. Trong một số trường hợp, phân của bé có màu xanh hoặc cam, nhưng cũng không cần quá lo lắng. Nếu có máu lẫn trong phân hay bé đi phân toàn màu xanh, cam hoặc kem trắng liên tục thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Khi bú mẹ, bé thường đi phân ít nhất một lần một ngày cho đến khi bé được 4 tuần tuổi. Khi lớn hơn, quá trình này có thể thay đổi – bé có thể đi phân sau mỗi lần bú, hoặc 7-10 ngày một lần. Trẻ bú bình sẽ mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn trẻ bú mẹ vì vậy, nếu bạn đang cho con bú sữa bột, chúng sẽ có lịch trình hoạt động ruột khác biệt. Thông thường bé bú bình sẽ đi ngoài sau 1-2 ngày và phân thường đặc hơn bé bú mẹ.

Cũng cần lưu ý rằng, hoạt động ruột ở mỗi bé đều khác nhau và phân của chúng sẽ thay đổi đột ngột nếu bạn đưa thêm chất rắn vào bữa ăn của bé.

Xác định triệu chứng táo bón

Táo bón là vấn đề sức khỏe thường gặp ở bé nhưng dấu hiệu của chúng lại rất khác người lớn. Lưu ý rằng, trẻ bú mẹ có thể đi phân sau mỗi lần bú hoặc ít nhất sau 10 ngày một lần. Tất cả quá trình này đều hết sức bình thường và không phải dấu hiệu của táo bón. Tương tự như thế, trẻ bú bình có thể đi phân thường xuyên ba lần một ngày, hoặc hai ngày 1 lần. Vì vậy, thời gian giữa mỗi lần đi phân hoặc tần số đi phân không phản ánh bé có bị táo bón hay không.

Như vậy, tiêu chí nào giúp xác định táo bón? Đó chính là kết cấu phân của bé. Nếu phân cứng, khô và có dạng viên, có thể bé đang bị táo bón. Tuy nhiên, ngay cả khi bé đi ngoài khó khăn hay cho phân lỏng, mềm, nhưng bé không đau (đến mức uốn cong lưng lại) thì bé cũng không bị táo bón.

Làm gì khi bé bị táo bón

Nếu bạn đang lo lắng về hoạt động đường ruột của bé hãy đến gặp các chuyên gia y tế. Khi chăm sóc bé tại nhà, bạn có thể tắm bé với nước ấm và nhẹ nhàng mát xa bụng cho bé. Vẫn duy trì cho bé bú mẹ và nếu táo bón vẫn không khỏi, hãy đến gặp bác sĩ.

Khi nuôi con bằng sữa công thức, bạn cần chú ý kiểm tra hai việc sau:

Thứ nhất, kiểm tra xem bạn có pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hay không. Pha sữa quá đặc có thể là nguyên nhân gây ra táo bón cho bé.

Thứ hai, một số loại sữa có chứa prebiotics (một dạng chất xơ) giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa của bé. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc đổi sữa cho bé nếu sữa đang dùng không chứa chất này.  

Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé bắt đầu ăn dặm –  vì hệ tiêu hóa của bé đang tập làm quen với việc nuốt thức ăn. Bạn có thể giúp quá trình này dễ dàng hơn bằng cách cho bé uống nhiều nước và bổ sung trái cây, rau cải có nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn của bé. Những loại thực phẩm như đậu Hà Lan, Kiwi, lê, mận, đào và quả mơ rất tốt cho hệ tiêu hóa miễn là chúng phù hợp với độ tuổi và được chế biến thích hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.