Khám thai lần đầu tiên

Chúc mừng bạn đã mang thai! Đây là thời điểm cần thiết để gặp bác sĩ. Dù đã biết chắc mình có thai qua những bước kiểm tra tại nhà, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để kiểm tra.

Từ đó, bạn sẽ bắt đầu được theo dõi và chăm sóc đúng cách trong suốt quá trình mang thai.

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ thường:

- Ghi nhận tiền sử bệnh án của bạn

- Tìm hiểu tiền sử di truyền trong gia đình: rối loạn nhiễm sắc thể, chậm phát triển, hoặc dị tật bẩm sinh…

- Giải thích rõ những phương pháp nên kiểm tra di truyền khi mang thai.

- Tiến hành một số xét nghiệm:

• Xét nghiệm tổng quát (máu, nước tiểu…) và khám phụ khoa.

• Pap’s mear

• HIV

- Hướng dẫn để bạn biết những dấu hiệu cần theo dõi

- Tư vấn về cách ăn uống phù hợp, những thức ăn cần tránh, tăng cân, tập thể dục, du lịch và quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai.

Siêu âm trong thai kỳ

Siêu âm giúp bác sĩ đánh giá tuổi thai, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Siêu âm an toàn cho thai nhi, nên bạn đừng lo lắng. Nó chỉ sử dụng sóng siêu âm để bác sĩ xem hình ảnh của thai nhi, nhau thai và tử cung, cũng như các cơ quan khác ở vùng xương chậu.

Những âm thanh dội lại được chuyển thành hình ảnh video miêu tả hình dạng, vị trí và cử động của thai nhi, để bạn in ra và tự hào ngắm nhìn cùng gia đình và bạn bè.

Hầu hết thai phụ đều phải siêu âm khi tuổi thai từ 16 – 20 tuần để kiểm tra và phát hiện khiếm khuyết của thai nhi. Bạn nên siêu âm sớm, tốt nhất ngay từ tuần thứ 5 hoặc 6, hoặc bất kì lúc nào nếu thai có dấu hiệu không ổn. Đợt siêu âm từ tuần18 -20, bạn sẽ được nhìn thấy hình hài của bé và có thể biết được giới tính của con nếu được bác sĩ cho phép.

Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Đây là 8 cách giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Chăm sóc bản thân ngay từ khi chuẩn bị mang thai.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống.

• Bổ sung protein, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như Folate, sắt và canxi.

• Không nên ăn trứng hoặc thịt chưa chín hẳn, các thực phẩm làm từ sữa hoặc nước ép chưa qua tiệt trùng, hải sản sống và đồ hộp, để tránh hấp thu lượng vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.

• Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung viên vitamin hoặc dùng bất kỳ loại thuốc nào.

3. Không nên uống các thức uống có cồn.

4. Không nên sử dụng thuốc kích thích và dùng chất có caffeine

5. Không nên hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sẩy thai, và có thể gây ra các biến chứng khi thai lớn như nhau bong non và sinh non.

6. Nên tập thể dục thường xuyên

7. Nên nghỉ ngơi điều độ. Những cách thư giãn như yoga, duỗi người, hít thở sâu và massage giúp giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn.

8. Điều độ cảm xúc