Ăn uống an toàn suốt thai kỳ

Thời kỳ mang thai là giai đoạn diệu kỳ trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Nhưng đó cũng là khoảng thời gian mà cơ thể có những thay đổi to lớn. Vì vậy duy trì sự mạnh khỏe cho mẹ và bé là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh một số loại thực phẩm được khuyên dùng thì cũng có một số thực phẩm mà các chị em nên tránh tuyệt đối để có một chế độ ăn an toàn suốt thai kỳ. Với những hiểu biết khoa học của mình, Anmum sẽ giúp chị em xây dựng một chế độ ăn an toàn trong thời kỳ mang thai. 

An toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu

Trong khi mang thai, hệ miễn dịch của thai phụ sẽ yếu hơn bình thường. Đây là cơ hội tốt cho các mầm bệnh liên quan đến thức ăn có dịp bùng phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong một số ít trường hợp, những căn bệnh này có thể gây sẩy thai, thai lưu hoặc sinh non. Nhưng cũng đừng vì thế mà quá lo lắng, một số mẹo đơn giản sau sẽ giúp bạn và thai nhi được an toàn, khỏe mạnh suốt thai kỳ.

·         Không tạo ra sự lây nhiễm chéo - Đây là một nguyên tắc cơ bản đầu tiên. Cách tốt nhất để phòng tránh là luôn rửa tay thật sạch khi chế biến thịt sống, thực phẩm ăn liền và thực phẩm chưa qua chế biến. Ngoài ra, bạn nên dùng riêng thớt và các dụng cụ nhà bếp khi chế biến thịt sống, thịt gà với các loại thực phẩm như salad.

·          Nấu chín kỹ - nên nấu các loại thực phẩm như thịt cho đến khi nước thịt tiết ra. Và dùng ngay khi còn nóng. Nếu không dùng ngay sau khi nấu, bạn hãy chờ thức ăn nguội đi và cho vào tủ lạnh. Chỉ nên hâm nóng thức ăn một lần cho đến khi nhiệt độ của chúng trên 70°C.

·         Đừng chờ đợi – nên ăn thức ăn còn trong thời hạn sử dụng. Sử dụng hết các loại đồ hộp ngay khi mở ra, nếu không dùng hết, hãy để chúng vào vật chứa không phải kim loại và đặt trong tủ lạnh. Đặc biệt, sữa và các sản phẩm sữa phải được bảo quản lạnh và sử dụng trong thời hạn cho phép nhưng tốt nhất hãy dùng hết trong vòng 2 ngày sau khi mở nắp hoặc đem chế biến thức ăn.

·         Sạch sẽ -  thật đơn giản và vô cùng dễ nhớ. Đảm bảo luôn rửa sạch và làm ráo nước bất kỳ loại trái cây, rau quả hay thảo dược nào trước khi sử dụng chúng.

·          – một số loài cá sống lâu năm có thể chứa lượng thủy ngân khá cao. Lời khuyên cho các thai phụ là hãy chọn loại cá ít thủy ngân.

Khi mang thai, bạn không nên ăn các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà bạn cần tránh:

• Các loại thịt đã chế biến sẵn như: pa tê, xúc xích, thịt nguội hoặc thịt hộp

• Thịt nguội, như thịt gà hoặc thịt bò

• Sữa thô (chưa qua khử trùng) và các sản phẩm từ sữa

• Phô mai tiệt trùng dạng mềm như các loại phó mát brie, camembert, feta, blue, mozzarella và ricotta

• Salad làm sẵn hoặc chưa làm lạnh

• Món khai vị và các món ăn có chứa tương đậu phộng

• Trứng tươi và các loại thực phẩm có trứng như sốt mayonnaise, sốt hollandaise, và mousse

• Cá, hải sản tươi sống, hun khói hoặc đã chín như sushi, cá hồi hun khói và trai ướp vị

• Kem và các dạng kem trứng

Thèm ăn và chán ăn

Thèm và chán ăn là hai trạng thái đối nghịch hết sức bình thường khi mang thai. Bạn có thể đột nhiên thèm thuồng một món ăn nào đó nhưng lại không ưa một hoặc ghét một số thực phẩm nhất định. Sự thay đổi khẩu vị và sở thích ăn uống này có thể ảnh hưởng đến độ ngon miệng cho bữa ăn hàng ngày của bạn.

Chúng tôi nhận thấy rằng các loại thực phẩm mà thai phụ thèm ăn nhất là các sản phẩm từ sữa, thực phẩm có vị ngọt, trái cây và thức ăn giàu đạm. Những loại được ghét nhất phải kể đến các loại thức ăn có vị quá đậm hoặc quá mạnh như rượu, đồ uống chứa caffein, một số loại thịt và rau quả, trứng hoặc thức ăn giàu chất béo.

Vì vậy, nếu bạn thèm ăn hoặc tránh né một loại thức ăn đặc biệt nào đó cũng đừng quá lo lắng – nhất là khi bạn có một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng với bốn nhóm thực phẩm cơ bản. Tuy nhiên, nếu bạn thèm thuồng quá mức với những loại đồ ăn không tốt và việc duy trì kế hoạch ăn uống cân bằng trở nên khó khăn, khi đó bạn cần hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế. Bạn cũng cần sự trợ giúp từ bác sĩ nếu thèm ăn những thứ như đất, bột giặt, xà phòng, cát, phấn hay giấy. Triệu chứng này gọi là Pica và có thể gây hại cho bạn cũng như thai nhi.

Kiểm soát ốm nghén

Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng ốm nghén lại thường đi kèm với nó! Điều này chẳng thú vị chút nào. Ốm nghén có thể xảy ra vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nếu bạn đang phải  trải qua cảm giác đó vào mỗi sáng thì bạn không hề đơn độc. Bởi vì ốm nghén ảnh hưởng đến 90% thai phụ với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và thậm chí có thể phải nhập viện.

Mặc dù lý do gây ra tình trạng trên vẫn chưa được giải đáp nhưng đừng lo lắng vì các triệu chứng của chúng không ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có một số thai phụ nôn mửa nghiêm trọng và kéo dài (gọi là chứng nôn nghén). Mặc dù các trường hợp này ít phổ biến và chỉ ảnh hưởng đến khoảng 0,3-3% phụ nữ nhưng nó có thể làm giảm hơn 5% trọng lượng bào thai, gây mất nước và mất cân bằng điện giải dẫn đến nhập viện.

Tin tốt là, vẫn có những cách đơn giản giúp bạn kiểm soát các triệu chứng ốm nghén. Dưới đây là danh sách các cách hữu ích đó:

·         Ăn các loại thức ăn có chứa tinh bột khô, nhạt và dễ tiêu hóa (bánh quy) trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng.

·         Để tránh cảm giác khó chịu khi ăn no, mỗi lần chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn dạng lỏng hoặc chỉ ăn một ít thức ăn và ăn nhiều lần trong ngày

·         Tránh thực phẩm giàu chất béo – vì chúng gây khó tiêu

·         Hãy thử giảm hoặc tránh các thức ăn cay nếu chúng làm cho triệu chứng tồi tệ hơn

·         Không để bụng đói

·         Tránh thực phẩm có mùi vị quá nồng hay quá mạnh

·         Luôn mang theo bên mình những thức ăn dạng lỏng

·         Thử ăn gừng hoặc uống trà gừng

Mặc dù ốm nghén là triệu chứng bình thường, nhưng đôi lúc kiểm soát chúng thật không dễ dàng. Nếu ốm nghén ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn thì bạn nên đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn.

Cơ thể thay đổi

Trong thai kỳ, cơ thể bạn sẽ có rất nhiều thay đổi; trong đó tăng cân là việc xảy ra bình thường. Nhưng quá trình tăng cân đó phải đi kèm tiêu chí khỏe mạnh. Chúng ta luôn được khuyên rằng, hãy ăn cho cả mẹ và con, thế nhưng điều này thực sự không chính xác, nhất là khi nói đến lượng calo mà cơ thể cần. Điều thực sự quan trọng chính là chất lượng của các loại thực phẩm mà bạn chọn. Trong thực tế, nhu cầu năng lượng mỗi ngày chỉ tăng một lượng rất ít suốt thai kỳ, cụ thể là không tăng calo trong ba tháng đầu, sau đó cơ thể sẽ tăng 300 calo trong giai đoạn thứ 2 và tiếp tục tăng 450 calo trong giai đoạn thứ ba.

Chúng tôi hiểu rằng thật khó để duy trì một chế độ ăn uống hợp lý nhưng việc tăng cân quá mức trong suốt thai kỳ có thế gây hại cho cả mẹ và bé, như các triệu chứng sau:

 • Tăng nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ

 • Cân nặng lúc mới sinh của bé lớn hơn (có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì sau này)

• Nguy cơ mổ lấy thai cao hơn

• Khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng sau sinh

Trong thời gian mang thai, cân nặng của bạn sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của bé, kích thước của tử cung, nhau thai  và các chất dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến việc tăng cân một cách hợp lý để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh. Tăng cân  nhiều quá hay ít quá đều không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mỗi thai nhi sẽ có những đòi hỏi về mức tăng cân khác nhau. Hơn nữa, mức tăng cân phụ thuộc vào cơ thể bạn như trọng lượng bạn lúc thụ thai là bao nhiêu và bạn có đang mang đa thai hay không. Dưới đây là mức tăng cân được khuyến nghị dành cho những người mang đơn thai:

Pre-Pregnancy BMI (kg/m2)

Chỉ số BMI trước khi mang thai

Recommended Weight Gain

Mức tăng cân khuyến nghị

Underweight (<18.5)

Gầy

12.5kg – 18 kg

Healthy weight (18.5 – 24.9)

Cân đối

11.5kg – 16 kg

Overweight (25.0 – 29.9)

Hơi béo

7kg – 11.5 kg

Obese (≥30.0)

Béo phì

5kg – 9 kg

Khi nói đến chế độ ăn uống an toàn trong thai kỳ, quả thật có rất nhiều điều để chúng ta cân nhắc. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần một vài chỉ dẫn, hãy tham khảo ngay ý kiến của các chuyên gia y tế.