Ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé hay không?

Ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé hay không?

Ốm nghén là là tình trạng mà bất cứ Mẹ bầu nào cũng biết. Triệu chứng ốm nghén bầu xuất hiện từ khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ và nặng nhất là vào khoảng tuần thứ 9. Với Mẹ bầu, ốm nghén là một sự phiền toái “có thể lớn, cũng có thể nhỏ” đối với cuộc sống khi mang thai. Tuy nhiên, bất kỳ Mẹ nào cũng đều có một nỗi lo lắng chung, đó là “Mẹ nghén con có khoẻ không?” hay “Liệu tình trạng ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của Bé hay không?”. Hãy cùng Anmum đi tìm câu giải đáp cho vấn đề này nhé!

 

Mẹ bầu ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của Bé không?

Các nghiên cứu đã chứng minh, trong 3 tháng đầu mang thai, việc Mẹ bầu bị ốm nghén là chuyện rất bình thường. Có đến từ 70% đến 80% các Mẹ khi mang thai bị ốm nghén và việc đó không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của Bé. 

Quan trọng hơn, một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện nhi Toronto, Canada chỉ ra rằng: Mẹ bị ốm nghén mang lại nhiều lợi ích cho Bé. Dựa trên các dữ liệu thu thập được từ 10 công trình nghiên cứu độc lập, tiến hành ở 5 quốc gia khác nhau trong giai đoạn từ năm 1992 tới 2012, trên 850.000 thai phụ, kết quả đã cho thấy ốm nghén có liên quan đến giảm tỷ lệ sinh non, cân nặng khi sinh thấp. Đồng thời, nguy cơ sẩy thai ở bà Mẹ không trải qua ốm nghén cũng cao hơn khoảng 3 lần so với Mẹ ốm nghén. Một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy tỉ lệ sinh con dị tật bẩm sinh ở Mẹ bầu ốm nghén thấp hơn 30% - 80% so với Mẹ không ốm nghén. Ngoài ra, Mẹ bầu ốm nghén còn là dấu hiệu sự phát triển IQ của bé trong bụng Mẹ.

 

Vậy, Mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì sao?

Ốm nghén thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai và sẽ giảm bớt sau đó, nhưng nếu tình trạng ốm nghén vẫn diễn ra thường xuyên và kéo dài trong suốt quá trình thai kì thì thật sự sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Bé. Mẹ bầu bị ốm nghén nặng là tình trạng Mẹ phải chịu những triệu chứng nghén thông thường nhưng lại xảy đến liên tục từng giờ, từng ngày. Điều này khiến cho Mẹ bầu dẫn đến chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể, mất nước, hạn chế khả năng làm việc và sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của Mẹ bầu, khiến Mẹ luôn buồn bực, cáu gắt và mệt mỏi. Khi Mẹ bầu không thể ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong một khoảng thời gian dài, khiến cho việc đem các chất nuôi bé cũng bị hạn hẹp lại, việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển của Bé trong bụng Mẹ. 

 

Nguyên nhân nào mà Mẹ bầu lại bị nghén nặng?

Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ xảy ra ốm nghén nặng khi mang thai:

  • Mang đa thai.

  • Đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai trước (nhẹ hoặc nặng).

  • Mẹ hoặc chị em gái của thai phụ bị ốm nghén khi mang thai.

  • Đã từng bị say tàu xe hoặc đau nửa đầu.

  • Mang thai là con gái.

 

Khi bị nghén nặng, Mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của Bé?

Ốm nghén không thể điều trị hoàn toàn. Do đó, việc kiểm soát ốm nghén, đặc biệt là đối với các Mẹ bầu bị nghén nặng, là rất cần thiết để đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ giúp Bé phát triển toàn diện, cả về thể chất và trí não. Hãy thử áp dụng ngay các phương pháp dưới đây để kiểm soát tình trạng ốm nghén của Mẹ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm bớt tình trạng nghén:

  • Gừng là một nguyên liệu tự nhiên mà lại còn rất tốt cho Mẹ bầu để từ đó điều vị lượng acid dịch vị do Mẹ bầu ói quá nhiều lần.

  • Theo HIệp Hội Thai Sản Hoa Kỳ (American Pregnancy Association -APA), thức ăn lạnh, trái cây họ cam quýt, táo, lê, trà bạc hà cùng các thức ăn có vị nhạt cũng giúp giảm tình trạng nghén nặng.

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày hơn là 3 bữa lớn như trước, bổ sung các bữa nhẹ giàu đạm để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

  • Nước là một thành phần không thể thiếu của cơ thể. Và với tình trạng nôn ói thường xuyên Mẹ bầu luôn phải bổ sung đủ khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.

  • Mẹ bầu hãy tránh xa các loại mùi khó chịu, giữ không gian sống thông thoáng để hạn chế nguy cơ dẫn đến nôn mửa.

  • Mẹ bầu cũng nên tránh vận động quá mạnh và có chế độ nghỉ ngơi thật hợp lý.

Tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ/ dịch vụ y tế: 

Dù đã áp dụng nhiều cách nhưng nếu tình trạng ốm nghén của Mẹ vẫn không thuyên giảm và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của Mẹ khiến Mẹ mệt mỏi và không thể đảm việc cung cấp dưỡng chất cho Bé, Mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và nhờ tới sự giúp đỡ từ các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Có thể, mẹ sẽ cần sử dụng thuốc giảm nghén theo chỉ định của bác sĩ để giảm tình trạng này.

Mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có một trong các tình trạng sau:

  • Tình trạng nghén không giảm sau 3 tháng, Mẹ bầu buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng.

  • Mẹ bầu bị sụt cân trên 5% trọng lượng cơ thể.

  • Chất nôn Mẹ bầu có màu nâu hoặc có máu. Nếu vậy, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

  • Mẹ bầu nôn hơn 3 lần một ngày và không thể giữ thức ăn hoặc chất lỏng.

  • Nhịp tim Mẹ bầu đập nhanh hơn bình thường.

  • Mẹ bầu tạo ra ít nước tiểu hơn bình thường hoặc không có nước tiểu.

 

Lời kết gửi Mẹ

“Mẹ nghén con có khoẻ không?” - Mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi này rồi đúng không nào! Còn gì tuyệt vời hơn khi cảm giác nghén khó chịu lại là dấu hiệu nhận biết đang có một nhóc tì đang lớn lên ở trong bụng của các Mẹ bầu đúng không nào? Hãy tập kiểm soát tình trạng ốm nghén một cách hợp lý để luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho Bé nhé!

 

Để đảm bảo đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của bé, Mẹ bầu hãy nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày với 2 ly sữa Anmum vừa thơm ngon lại vừa dễ uống. Ngoài DHA & GA giúp trí não bé phát triển khỏe mạnh thì sữa Anmum còn có bổ sung Folate có tác dụng giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở Bé. Bổ sung trọn bộ DHA, GA và Folate chính là bí quyết giúp Bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

 

Nguồn:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3676933/

  2. https://www.marchofdimes.org/pregnancy/morning-sickness.aspx

  3. http://www.sickkids.ca/AboutSickKids/Newsroom/Past-News/2009/morning-sickness-kids.html

  4. https://www.livescience.com/56255-morning-sickness-miscarriage.html

  5. https://www.parents.com/pregnancy/my-body/morning-sickness/science-confirms-what-weve-always-known-morning-sickness-is-a/

  6. https://vn.theasianparent.com/me-om-nghen