Sự thật thú vị về sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ chắc hẳn là ao ước của rất nhiều bà mẹ. Bởi các nhà nghiên cứu đã khuyên rằng "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". Thế nhưng thật sự thì sữa mẹ tốt như thế nào thì không phải ai cũng biết. 

Các bí mật thú vị về sữa mẹ dưới đây sẽ cho bạn đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

  1. Sữa của mỗi người mẹ sẽ mang một mùi hương độc đáo. Đây là lý do vì sao trẻ sơ sinh có thể phân biệt được sữa của mẹ và sữa của người phụ nữ khác.

  2. Sữa mẹ có nhiều thành phần, trong đó có thành phần gần giống như giảm đau. Điều này có nghĩa là khi ngực của bạn bị đau do con bú thì chính sữa của bạn đã giúp bạn giảm đau. Hãy thử thoa một ít sữa lên các điểm đau và xoa nhẹ xem, hy vọng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn một chút.

  3. Trẻ bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

  4. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể tiết kiệm cho gia đình khoảng gần 50 triệu tiền mua sữa bột cho trẻ trong năm đầu tiên. Nếu 90% các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên thì sẽ tiết kiện được 13 tỷ USD cho xã hội từ các khoảng phí liên quan đến việc điều trị bệnh lý trẻ sơ sinh. Đây là cái giá của "vàng lỏng"!

  5. Nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bệnh tim, ung thư vú, và ung thư buồng trứng cũng có thể giảm khi bạn cho con bú.

  6. Lượng sữa mà một người phụ nữ sản xuất không liên quan gì đến kích cỡ vòng 1 của cô ấy.

  7. Cơ thể của một bà mẹ mới sinh có thể trở lại bình thường nhanh hơn nếu chọn nuôi con bằng sữa mẹ. Vì các hormone được giải phóng trong quá trình cho bé bú có thể giúp tử cung của bạn nhanh trở lại kích thước như ban đầu.

  8. Cho con bú có thể đốt cháy một lượng calo tương đương với việc đi bộ 11 kilomet.

  9. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít bị ốm. Không những vậy, trẻ còn giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng tai và các vấn đề về dạ dày. Bú mẹ còn giúp trẻ giảm được nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, tiểu đường và béo phì trong tương lai.

  10. Thông qua sữa mẹ, trẻ sơ sinh "nếm" được một chút hương vị của thực phẩm mà mẹ đang ăn, điều này có thể làm cho việc giới thiệu thức ăn dặm trở nên dễ dàng hơn một chút khi trẻ được 6 tháng.

  11. Tiếp xúc "da kề da" giúp khởi động bản năng tìm vú mẹ ở trẻ sơ sinh.

  12. Gần 75% các bà mẹ thuận tay phải nên vú phải cũng là vú sản xuất nhiều sữa nhất.

  13. Không bao giờ được pha loãng sữa mẹ. Bởi sữa của người mẹ thực sự sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của em bé, vì vậy không cần phải can thiệp vào nó.

  14. Sữa chảy ra từ nhiều tia trên núm vú, và số lượng các tia của mỗi mẹ là khác nhau.

TUY NHIÊN, trong sữa mẹ chứa rất ít chất Sắt và Vitamin D, hai dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển thể chất của bé yêu. 

Theo bảng nghiên cứu từ https://en.wikipedia.org/wiki/Breast_milk  chúng ta thấy rằng sữa mẹ có kháng thể (IgA, IgG...) giúp bảo vệ cho trẻ, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời. Và cũng là nguyên nhân giúp sữa mẹ khác với các sữa công thức hiện nay trên thị trường. Sữa mẹ hầu như chứa rất ít sắt. Một lít sữa mẹ chỉ chứa 0.5 mg sắt, trong khi, mỗi bé cần trung bình 1mg sắt mỗi kg cân nặng sau 6 tháng tuổi. Vậy bé 7.5kg cần bú 15 lít sữa mẹ mới đủ. Bản thân người phụ nữ vốn dĩ  rất cần sắt vì sinh lý của phụ nữ vốn mất sắt hàng tháng theo chu kỳ. Việc người phụ nữ mang thai có thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, băng huyết sau sanh, chuyển dạ kéo dài và trẻ ngạt trong chuyển dạ. Nếu sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của bé thì mẹ cần cần bổ sung thêm bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh bé bị thiếu cả năng lượng và sắt. Giai đoạn đầu, cơ thể bé sẽ huy động lượng sắt dự trữ ở gan để bù lại. Nhưng dần dần, lượng sắt dự trữ này sẽ hết và bé sẽ thiếu máu thiếu sắt, và bé sẽ chậm lớn!

Nguồn tham khảo

https://www.ouh.nhs.uk/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/

https://www.who.int/

https://en.wikipedia.org/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/

https://www.cdc.gov/

https://www.hermoney.com/

Góc thông tin: