TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN, PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng và có thể gây biến chứng nặng nề. Đối tượng thường gặp của bệnh là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Ở trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng do còn bú sữa mẹ, còn được nhận kháng thể chống bệnh tật từ mẹ và trẻ lớn trên 5 tuổi, có hệ miễn dịch phát triển tương đối hoàn thiện, khả năng mắc bệnh giảm dần.

Một số dấu hiệu bệnh chân tay miệng (Cục Y Tế Dự Phòng)

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng biểu hiện chủ yếu trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng, niêm mạc lưỡi, má, vòm họng. Ban đầu, trẻ sẽ nổi các bọng nước nhỏ. Sau đó, các bóng nước vỡ ra, chảy dịch trong; nếu dịch đục có thể có kèm nhiễm trùng. Các vết thương trên da và niêm mạc khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, dễ quấy khóc và bú kém. Đôi khi trẻ có kèm nóng sốt, có các triệu chứng tương tự nhiễm siêu vi đường hô hấp như ho, chảy mũi, hắt hơi hay trên đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, nôn ói và tiêu lỏng. Ở giai đoạn này, bé có thể được bác sĩ cho điều trị tại nhà, uống thuốc hạ sốt, bú thêm sữa mẹ, nước, chăm sóc các bóng nước và hướng dẫn theo dõi những dấu hiệu chuyển độ.

Khi bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng, mẹ quan sát thấy trẻ sốt cao liên tục khó hạ sốt, vẻ lừ đừ, li bì, đi đứng loạng choạng, bỏ bú và ngủ nhiều, giật bắn tay chân khi ngủ. Đây là các dấu hiệu nghi ngờ bệnh có tổn thương thần kinh trung ương. Các trường hợp này cần phải nhập viện để các bác sĩ thăm khám. Còn khi trẻ có dấu hiệu sốc, tụt huyết áp, da nổi bông, tri giác lơ mơ là giai đoạn nguy kịch, cần cách ly để điều trị tích cực cho trẻ và đánh giá diễn tiến mỗi giờ tại phòng cấp cứu hồi sức. Nguy cơ biến chứng nặng, thậm chí đe dọa tử vong là rất cao.

Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các vi rút (virus) thuộc nhóm Enterovirus như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác là nguyên nhân gây ra bệnh này. Bệnh tay chân miệng gây ra bởi chủng Coxsackievirus A16 sẽ ít biến chứng và thường tự khỏi. Còn nếu bệnh do chủng Enterovirus 71 (EV71) sẽ có rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Vi rút (virus) gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc,... Sinh bệnh học của các chủng siêu vi này làm cơ thể tăng bài tiết các dịch tiết khi mắc bệnh. Trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung với nhau là con đường lây truyền thuận lợi. Khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, ly chén, khăn, quần áo. Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc chung trong môi trường này thì rất dễ bị lây nhiễm.

Tuy nhiên, tay chân miệng không phải chỉ ảnh hưởng đến trẻ em. Vẫn có các báo cáo về những trường hợp người lớn bị tay chân miệng lây truyền từ trẻ mắc bệnh khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ.

Tại Việt Nam, số ca nhiễm bệnh này có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một bệnh nhân nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần do vi rút (virus) khu trú trong phân.

Ai dễ mắc bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em, trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt đối với nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu biết bò, trườn, đi... nên tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh. Ở trẻ em dưới 28 tháng nếu còn bú sữa mẹ, còn được nhận kháng thể chống bệnh tật từ mẹ thì khả năng mắc bệnh tay chân miệng thấp hơn*.

Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút (virus) sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh.

Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút (virus)nhất định.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Khi bị bệnh người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét. Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh thường xuyên và can thiệp y tế kịp thời khi người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng.   

Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

1.    Ăn uống

Đối với trẻ dưới 28 tháng tuổi nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Theo nghiên cứu, sữa mẹ có thể bảo vệ bé khỏi bệnh tay chân miệng* (tuy nhiên, do những hạn chế chưa phát hiện, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa trong các nghiên cứu trong tương lai) Vì sữa mẹ là nguồn kháng thể đầu đời của bé


Để có đủ sữa cho con bú, Mẹ nên ăn đầy đủ các chất, không để thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất thiết yếu như: vitamin nhóm B, vitamin D và đặc biệt nên bổ sung bộ đôi Probiotics (như DR10) & Prebiotics (như inulin) - những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, ít bệnh vặt, giúp phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể xảy ra ở cả mẹ, lẫn bé; uống nhiều nước và thay đổi thực đơn hàng ngày để tránh bị ngán cũng như bị thừa chất. Nên ăn uống đúng thời gian, thiết kế cho mình thực đơn hàng ngày phong phú để tạo cảm giác thèm ăn, giữ tinh thần thật thoải mái để gia tăng lượng nội tiết kích thích tiết sữa. Nếu nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng đủ thông qua việc ăn uống, Mẹ hãy cân nhắc đến việc dùng thêm sữa.

Với nguồn gốc từ New Zealand trứ danh là nguồn sữa tốt nhất thế giới, Anmum mang đến hệ dưỡng chất vượt trội: Vitamin A, C, Kẽm, Sắt, Canxi cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày, giúp cơ thể mẹ chống oxy hóa. Ngoài ra còn chứa DHA & GA-Connex, Folate ngăn ngừa nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh và hỗ trợ sự phát triển trí não của bé yêu ngay từ trong bụng mẹ. Hơn nữa, Anmum bổ sung các dưỡng chất và vitamin giúp tăng số lượng cũng như chất lượng của sữa Mẹ. Đặc biệt Anmum bổ sung lợi khuẩn Probiotics DR10 - lợi khuẩn độc quyền sáng chế của tập đoàn Fonterra – có tác động tích cực lên chức năng miễn dịch ở đường ruột: bám dính vào tế bào màng ruột tốt và ức chế độc khuẩn đường ruột cùng với Prebiotics Inulin hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho Mẹ bầu và bé yêu.

Anmum không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn ít năng lượng (chỉ 150 kcal/ ly sữa) đồng hành cùng mẹ bầu vơi bớt nỗi lo thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ… Mẹ bầu chỉ cần duy trì chế độ ăn uống bình thường và BỔ SUNG 2 LY ANMUM MỖI NGÀY để đảm bảo dinh dưỡng. Anmum có 2 vị Vani & Choco phù hợp nhất với khẩu vị nhiều thay đổi của Mẹ Bầu.

Đối với trẻ ăn dặm: thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

2.    Vệ sinh cá nhân
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

3.    Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt
Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4.    Thu gom và xử lý chất thải của trẻ
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

5.    Theo dõi phát hiện sớm
Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

6.    Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh
Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Nguồn tham khảo:

* Tham khảo: Tác dụng bảo vệ của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn chống lại bệnh tay chân miệng, Thư viện Y Khoa Hoa Kỳ .

** Tham khảo: Cục Y Tế Dự Phòng.